Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Khai mạc triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh với các kỳ bầu cử


Ngày 26-4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã khai mạc triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh với các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.


Triển lãm nhằm thực hiện công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và hướng tới kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890-19-5-2016).

Formosa họp báo xin lỗi về phát ngôn liên quan vụ cá chết ở miền Trung


Lãnh đạo công ty Formosa Hà Tĩnh cúi đầu xin lỗi chính quyền và nhân dân Việt Nam, sau khi phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm
Ngày 26-4, lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS) Hà Tĩnh tổ chức họp báo, chính thức xin lỗi về việc ông Chu Xuân Phàm phát biểu gây bức xúc trong dư luận xã hội về vụ việc cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.


Ông Trương Phục Ninh, Phó Tổng giám đốc điều hành Công ty Formosa, đã gửi lời xin lỗi Chính phủ Việt Nam, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh về việc ông Chu Xuân Phàm phát biểu gây bức xúc trong dư luận rằng, “việc đánh bắt cá, tôm và phát triển ngành công nghiệp gang thép hiện đại chỉ có thể chọn một trong hai”.

Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo


Ngày 22/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác hội và thi đua, khen thưởng năm 2015; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.

Dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: ông Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; các Ủy viên Trung ương Đảng: ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Thuận Hữu, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Đức Lợi, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Tìm người đủ đức, lựa người đủ tài


Với những sự kiện chính trị trọng đại, công tác chuẩn bị nhân sự luôn là khâu có ý nghĩa mấu chốt, mang tính trọng tâm. Với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, công tác nhân sự được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ để giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; có tỷ lệ hợp lý các đại biểu đại diện cho các ngành, các cấp, các vùng miền, dân tộc, tôn giáo. 

Người được giới thiệu vào danh sách ứng cử để bầu làm đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân phải có năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ... thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, luôn bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân yêu mến, tín nhiệm.

Tổ chức tốt việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử



Theo tin từ Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, công tác tổ chức chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trong phạm vi cả nước đang được triển khai đúng pháp luật, bảo đảm tiến độ đề ra.

Hội đồng Bầu cử Quốc gia và các cơ quan hữu quan ở Trung ương đã tập trung thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về bầu cử. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương đã thực hiện tốt các bước chuẩn bị và đang khẩn trương, nghiêm túc triển khai các công việc còn lại, bảo đảm cho cuộc bầu cử diễn ra thành công.

Cả nước đã thành lập 184 Ban bầu cử đại biểu Quốc hội (63 tỉnh, thành phố); 1096 Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; 6.382 Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện (61/63 tỉnh, thành phố) và 76.605 Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã (61/63 tỉnh, thành phố).

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Đa dạng và thống nhất của văn hóa Việt Nam


TCCS - Tính đa dạng về sắc thái là bản chất của văn hóa. Đặc biệt, với văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng” thì tính đa dạng lại càng thể hiện rõ trên nhiều phương diện và mức độ khác nhau, như đa dạng văn hóa tộc người, văn hóa vùng (văn hóa địa phương), văn hóa tôn giáo, văn hóa nghề nghiệp (nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công, buôn bán,...), văn hóa đô thị và nông thôn, thậm chí cả văn hóa làng và văn hóa dòng họ,...
Không thể nói “đa dạng văn hóa” theo kiểu một chiều, mà văn hóa Việt Nam còn thể hiện mặt thống nhất của nó, đó là sự thống nhất của đa dạng, từ đa dạng.
Sự thống nhất của văn hóa Việt Nam có cơ sở tự nhiên và con người. Tính chất nhiệt đới gió mùa quy định hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước. Nguồn gốc và lịch sử tộc người, lịch sử đất nước quy định những xu hướng phát triển chung của lịch sử văn hóa, có thể tạm phân chia chúng thành 4 giai đoạn chính:
- Văn hóa thời Hùng Vương dựng nước.
- Chuyển tiếp văn hóa thời Bắc thuộc (thế kỷ I - X).
- Văn hóa Đại Việt (thế kỷ X - XIX).
- Chuyển tiếp văn hóa từ cổ truyền sang hiện đại (văn hóa nông nghiệp sang văn hóa công nghiệp hóa). Với tư cách là một thực thể văn hóa của quốc gia, văn hóa Việt Nam mang những đặc trưng chung về ý thức hệ, về đạo đức, hệ thống giáo dục, ngôn ngữ và chữ viết phổ thông.
Nếu coi thống nhất văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương (văn hóa vùng). Sẽ không có sự thống nhất văn hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn hóa. Tuy nhiên, rất tiếc là quá trình đơn nhất hóa này, vô tình hay hữu ý (vô thức hay có ý thức) đang là thực tế diễn ra ở nhiều tộc người hay địa phương của nước ta. Việc bảo tồn và làm giàu thêm sắc thái văn hóa tộc người và địa phương đang còn nằm ngoài sự quan tâm thực sự của một số người quản lý văn hóa ở cả Trung ương và địa phương. Vì vậy, thời gian qua tính đa dạng văn hóa tộc người và vùng ở nước ta có bị giảm sút, tuy mức độ và tính chất của sự giảm sút đó ở các tộc người và vùng không đồng đều, nhưng mang tính phổ biến và đáng báo động. Cũng không thể để cho sự đồng hóa về văn hóa, dù đó là sự “đồng hóa tự nhiên”, đang diễn ra một cách “tự nhiên” như hiện nay.
Đối với các tộc người số lượng nhỏ đang có nguy cơ bị đồng hóa vào các cộng đồng người lớn hơn, Nhà nước phải kịp thời phát hiện, tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc phục hưng văn hóa cổ truyền của họ, trước hết là trên lĩnh vực tiếng nói, chữ viết, giáo dục, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức tộc người và ý thức về bản sắc văn hóa của các tộc người ấy. Hiện nay, chúng ta đã có những dự án với sự tài trợ của UNESCO nhằm cứu vãn các di sản văn hóa của các cộng đồng, tộc người nhỏ bé đang đứng trước sự “diệt vong”. Ví dụ như dự án về bảo tồn văn hóa của tộc người Rơ- măm, Brâu ở Tây Nguyên,...
Hãy lấy hiện tượng phục hồi và phát triển lễ hội truyền thống của các địa phương hiện nay làm ví dụ. Các địa phương đang đua nhau tu sửa lại di tích và mở lại các lẽ hội của làng mình. Vốn xưa, mỗi làng mỗi vùng xuất phát từ việc thờ các vị thần thánh khác nhau mà có những lễ nghi, phong tục khác nhau trong lễ hội theo kiểu: “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy, vui thì vui vậy chẳng tầy rã La” nhưng nay, do lâu không mở hội, nhiều người không còn nhớ các tục lệ cổ xưa, hơn nữa lại nặng đầu óc ganh đua, học đòi cách tân, nên có xu hướng nội dung lễ hội làng nào cũng thực hiện giống nhau, dễ gây cảm giác nhàm chán, làm mất đi nét độc đáo và đa dạng của các hội làng. Một vài lần mở hội như vậy, người xem không còn hứng thú nữa, nên cũng thưa thớt dần. Nếu cứ theo chiều hướng ấy, sắc thái văn hóa địa phương cũng có nguy cơ bị san bằng. Vấn đề đặt ra là, muốn cho lễ hội có sức cuốn hút mạnh mẽ, mỗi làng nên cố gắng phục hồi và bảo tồn những sắc thái độc đáo của lễ hội làng mình. Đó chính là cái “thần”, cái “hồn” của làng đó, và bằng những nét độc đáo phong phú, đa dạng của mình đóng góp vào cái chung của văn hóa Việt Nam.

Đảng không thể tồn tại nếu suy đồi về văn hóa


Nếu để Đảng bị suy đồi về văn hóa thì Đảng sẽ thất bại, có lỗi với nhân dân và lịch sử, đồng thời bản thân Đảng cũng không thể tồn tại.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước ta. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, để xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, Đảng ta cần không ngừng xây dựng Đảng toàn diện về các mặt chính trị, tổ chức và nhất là về văn hóa.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Việt Nam ủng hộ các nỗ lực giải trừ toàn diện vũ khí hạt nhân


Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, tối 1/4 theo giờ Mỹ (sáng 2/4 theo giờ Việt Nam), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân lần thứ 4 tổ chức tại thủ đô Washington, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng lãnh đạo cấp cao của 52 quốc gia thành viên đã tham dự các phiên thảo luận về một loạt chủ đề quan trọng.

Bộ trưởng Cao Đức Phát xin lỗi vì nói không rõ nghĩa


"Ý tôi muốn nói là với những số liệu chúng tôi có được cho thấy phần lớn thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng người dân khó có thể phân biệt đâu là an toàn hay vi phạm", Bộ trưởng Nông nghiệp lý giải về câu nói gây nhiều bức xúc tại nghị trường Quốc hội.