Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Chuyến thăm hướng tới tương lai


Chuyến thăm hướng tới tương lai. Ảnh: TTXVN
Trong những ngày qua, tâm điểm chú ý của dư luận Mỹ tập trung nhận định, đánh giá trước thềm chuyến công du của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Việt Nam và Nhật Bản - hai nước châu Á từng trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt với cường quốc nằm ở bên kia bờ Thái Bình Dương mà những hậu quả và hệ lụy của nó vẫn còn đeo đẳng nhiều thế hệ người dân ở mỗi nước.

Mỗi đại biểu cần phải thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh


TCCSĐT - Tham gia Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi được bầu và giữ chức Chủ tịch nước, trả lời các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ tham gia bầu cử là vì dân, vì nước chứ không phải vì công danh, phú quý, không mảy may ẩn chứa tư lợi.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Lại một hình vẽ trong tưởng tượng và không có thật của người Trung Quốc

Trang thông tin chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, và một số tờ báo điện tử Trung Quốc đưa tin Trung Quốc ra quyết định cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8. Phạm vi trải dài từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.
Khu vực Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá. Đồ họa: Sina
Khu vực Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá. Đồ họa: Sina.
Đây là quyết định hết sức vô lý và không có giá trị. Trung Quốc đã cố tình không tuân theo các quy định của luật pháp quốc tế, tự cho mình cái quyền tự quyết về những gì mà thực tế họ không có ở Biển đông. Các quyết định của Trung Quốc đều trong trí tưởng tượng vô căn cứ,  không tôn trọng lợi ích của các quốc gia trong khu vực Biển đông, đi ngược lại xu thế "hợp tác, hòa bình, cùng phát triển" giữa các quốc gia trên thế giới. Đó là hành động không thể chấp nhận được.
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta đã khẳng định: "Việc làm này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946: Những bài học kinh nghiệm cho công tác bầu cử hiện nay




Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 06-01-1946) là một sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới ở nước ta. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, góp phần ngày càng hoàn thiện chế độ bầu cử Quốc hội.

Mốc son lịch sử của thể chế dân chủ Việt Nam
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích của chế độ thực dân. Ngày 02-9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 03-9-1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội. Ngày 08-9-1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân Đại hội. Tiếp đó, ngày 17-10-1945, Chính phủ ký Sắc lệnh số 51/SL quy định thể lệ Tổng tuyển cử.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Chỉ thị của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh


Ngày 15-5-2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tuy nhiên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Hiện tượng và niềm tin


Trong xã hội chúng ta đã và đang tồn tại trạng thái liên quan đến niềm tin: làm mất niềm tin và khôi phục niềm tin của người dân. Trạng thái thứ nhất đã được nhắc đến nhiều. Đó là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” làm giảm sút niềm tin của nhân dân. Trạng thái thứ hai là một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng được Bộ Chính trị phân công nắm giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt tại một số bộ, ngành, địa phương đã tạo ra những xung chấn và hưng phấn mới trong xã hội, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân. Nhiều người đã gọi đó là “hiện tượng” trong xã hội. Xin nêu 2 hiện tượng tương đối tiêu biểu được xã hội quan tâm, người dân tin tưởng.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Thực hiện trách nhiệm và quyền làm chủ của mỗi chúng ta


Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là sự kiện trọng đại, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cả nước.
Thời gian này, trên khắp mọi miền của tổ quốc, các địa phương, cơ quan, đơn vị đang tích cực làm tốt công tác chuẩn bị hướng tới Ngày bầu cử 22/5.
Dưới tác động nhiều mặt có cả tích cực và tiêu cực, từ nền kinh tế, chính trị, đời sống xã hội… đã làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của một bộ phận nhân dân. Đặc biệt, phải nói đến những thông tin tuyên truyền với nội dung xấu độc, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, thậm trí là thông tin bịa đặt về vấn đề dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, thông tin bôi nhọ, nói xấu lãnh tụ, cán bộ các cấp và các đại biểu ứng cử…. điều đó có tính chất nguy hại, ảnh hưởng lớn đến chất lượng, kết quả cuộc bầu cử sắp tới.
Là công dân Việt Nam, chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết để tích cực nghiên cứu, tìm hiểu, quán triệt nắm chắc các văn bản, quy định liên quan đến nội dung bầu cử để thực hiện cho đúng, không để bị kích động lôi kéo; tiếp thu thông tin một cách có chọn lọc, kiên quyết đấu tranh, phản bác lại các thông tin, quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch.
Mỗi chúng ta hãy phát huy trách nhiệm của bản thân mình với Tổ quốc thân yêu để sáng suốt lựa chọn và bầu ra những người thực sự tiêu biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân và quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc trong chặng đường 5 năm kế tiếp.
Kết quả của cuộc bầu cử sẽ góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Hiến pháp 2013 và các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước; phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta tin tưởng rằng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021 sẽ thành công tốt đẹp! 

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Nghĩ về hai chữ Đảng ta


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc những vần thơ bất hủ:
“Đảng ta vĩ đại như biển rộng như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình.
Đảng ta là đạo đức là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no.
Công ơn Đảng thật là to,
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”.

Học tập, làm theo tấm gương bảo vệ môi trường của Bác Hồ



Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm vườn rau trong khu Phủ Chủ tịch (6-1957).
Trong những ngày tháng này, vấn đề hạn hán khốc liệt và kéo dài ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, nước mặn xâm nhập sâu vào các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cá biển chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung... đã, đang và là mối quan tâm sâu sắc của Chính phủ, toàn dân. Đến nỗi, Nhà nước ta phải kêu gọi sự giúp đỡ của Liên hợp quốc cho những tỉnh bị thiên tai nói trên. Chính phủ, nhiều bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc một cách quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp đồng bào các địa phương bị hạn hán, xâm nhập mặn, cá chết... vượt khó, vươn lên. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do tác động tiêu cực của con người.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng



Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã ban hành văn bản số 15-TB/BCĐTW thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Nội dung Thông báo như sau:
Ngày 27-4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 10 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo để cho ý kiến các nội dung: kiểm điểm việc thực hiện Kết luận Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ Thành viên Ban Chỉ đạo; kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7-12-62015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng”; kết quả xét xử 8 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp trước Đại hội XII của Đảng; kết quả xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Kế hoạch kiểm tra chuyên đề công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan.
Tham dự Phiên họp có đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Bộ Công an; lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ và Ban Nội chính Trung ương.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Kiên quyết giữ từng tấc đất quê hương




Ngày 04-5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng bốn ứng cử viên đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã giải đáp một số vấn đề mà cử tri đặc biệt quan tâm. Về vấn đề bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Chủ tịch nêu rõ, Việt Nam kiên trì và kiên quyết giữ cho được từng tấc đất quê hương.